Bệnh giun Guinea

Bệnh giun Guinea
Dùng que diêm để kéo giun guinea ra khỏi từ trong chân người
Chuyên khoaBệnh truyền nhiễm
ICD-10B72
ICD-9-CM125.7
DiseasesDB3945
eMedicineped/616
Patient UKBệnh giun Guinea
MeSHD004320

Bệnh giun Guinea[1] (GWD) hoặc bệnh giun Dracunculus, là bệnh lây nhiễm do giun Guinea gây ra.[2] Con người bị nhiễm khi uống phải nước có chứa bọ chét nước bị nhiễm trứng giun guinea.[2] Khởi đầu bệnh không có triệu chứng.[3] Khoảng một năm sau, người bệnh có cảm giác đau rát khi giun cái tạo nốt phồng da, thường ở chi dưới.[2] Rồi trong vài tuần, con giun chui ra khỏi da.[4] Trong thời gian này, người bệnh có thể đi lại khó khăn hoặc không thể làm việc.[3] Bệnh hiếm khi gây tử vong.[2]

Nguyên nhân

Vòng đời của Dracunculus medinensis

Con người là động vật duy nhất được biết bị nhiễm giun guinea.[3] Giun chỉ có đường kính khoảng 1–2 mm và giun cái trưởng thành có chiều dài 60–100 cm (con đực ngắn hơn).[2][3] Ở bên ngoài cơ thể người, trứng giun có thể sống đến ba tuần.[5] Trứng phải được bọ chét ăn trước thời này,[2] thì trứng đó có thể sống trong con bọ chét nước đến bốn tháng.[5] Vì vậy bệnh phải xảy ra hàng năm ở người thì mới có thể lưu hành trong vùng.[6] Việc chẩn đoán bệnh thường có thể dựa trên dấu hiệu và triệu chứng bệnh.[7]

Phòng ngừa và điều trị

Phòng ngừa bằng phát hiện bệnh sớm và rồi không để người bệnh đặt vết loét vào trong nguồn nước uống.[2] Các nỗ lực phòng ngừa khác gồm: tăng khả năng tiếp cận nguồn nước sạch, nếu không thì lọc nước nếu nước không sạch.[2] Thường thì chỉ cần lọc qua lớp vải là đủ.[4] Nguồn nước uống bị nhiễm có thể xử lý bằng chất hóa học có tên là temefos để diệt trứng.[2] Không có thuốc hay vắc xin phòng chống bệnh.[2] Trong vài tuần, có thể dùng que để quấn cuộn giun rồi kéo ra từ từ.[3] Vết loét do giun chui ra có thể bị nhiễm trùng.[3] Đau có thể còn tiếp tục trong nhiều tháng sau khi kéo giun ra.[3]

Dịch tễ học và lịch sử

Vào năm 2013, có 148 ca bệnh được ghi nhận.[2] Con số này giảm từ 3,5 triệu ca vào năm 1986.[3] Bệnh chỉ còn ở 4 nước châu Phi, giảm từ 20 nước vào thập niên 1980.[2] Quốc gia có nhiều người bệnh nhất là Nam Sudan.[2] Đây có thể là bệnh ký sinh trùng đầu tiên sẽ bị xóa bỏ.[8] Bệnh giun guinea được biết từ thời xa xưa.[3] Bệnh được nói đến trong sách y học Ebers Papyrus Ai Cập, có từ 1550 BC.[9] Tên bệnh giun chỉ bắt nguồn từ Latin "bệnh rồng nhỏ",[10] trong khi tên "giun guinea" xuất hiện sau khi người châu Âu thấy bệnh giun chỉ ở bờ biển Guinea của Tây Phi vào thế kỷ 17.[9] Có một loài giun giống giun giunea gây bệnh ở những động vật khác.[11] Nhưng loại giun này được tìm thấy không gây bệnh ở người.[11] Bệnh giun chỉ được xếp vào loại bệnh nhiệt đới bị lãng quên.[12]

Tham khảo

  1. ^ Dương Công Thịnh, Trần Thị Xuyến. “Giun Guinea và chiến dịch loại trừ trên toàn cầu”.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m [http: //www.who.int/mediacentre/factsheets/fs359/en/ “Dracunculiasis (guinea-worm disease) Fact sheet N°359 (Revised)”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). World Health Organization. tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2014.
  3. ^ a b c d e f g h i Greenaway, C (17 tháng 2 năm 2004). “Dracunculiasis (guinea worm disease)”. CMAJ: Canadian Medical Association journal = journal de l'Associationmedicalecanadienne. 170 (4): 495–500. PMC 332717. PMID 14970098. Thiếu dấu sổ thẳng trong: |journal= (trợ giúp)
  4. ^ a b Cairncross, S; Tayeh, A; Korkor, AS (tháng 6 năm 2012). “Why is dracunculiasis eradication taking so long?”. Trends in parasitology. 28 (6): 225–30. doi:10.1016/j.pt.2012.03.003. PMID 22520367.
  5. ^ a b Junghanss, Jeremy Farrar, Peter J.Hotez, Thomas (2013). id=GTjRAQAAQBAJ&pg=RA1-PA62 Manson's tropical diseases Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) (ấn bản 23). Oxford: Elsevier/Saunders. tr. e62. ISBN 9780702053061. Thiếu dấu sổ thẳng trong: |url= (trợ giúp)
  6. ^ “Parasites - Dracunculiasis (also known as Guinea Worm Disease) Eradication Program”. CDC. ngày 22 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2014.
  7. ^ Cook, Gordon (2009). Manson's tropical diseases (ấn bản 22). [Edinburgh]: Saunders. tr. 1506. ISBN 9781416044703.
  8. ^ “Guinea Worm Eradication Program”. The Carter Center. Carter Center. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2011.
  9. ^ a b Tropical Medicine Central Resource. “Dracunculiasis”. Uniformed Services University of the Health Sciences. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2008.
  10. ^ Barry M (tháng 6 năm 2007). “The tail end of guinea worm — global eradication without a drug or a vaccine”. N.Engl.J.Med. 356 (25): 2561–4. doi:10.1056/NEJMp078089. PMID 17582064. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2015.
  11. ^ a b Junghanss, Jeremy Farrar, Peter J.Hotez, Thomas (2013). Manson's tropical diseases (ấn bản 23). Oxford: Elsevier/Saunders. tr. 763. ISBN 9780702053061.
  12. ^ “Neglected Tropical Diseases”. cdc.gov. ngày 6 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2014.

Liên kết ngoài

  • “Guinea Worm Disease Eradication Program”. Carter Center.
  • Nicholas D. Kristof from the New York Times follows a young Sudanese boy with a Guinea Worm parasite infection who is quarantined for treatment as part of the Carter programme Lưu trữ 2010-10-29 tại Wayback Machine
  • Tropical Medicine Central Resource: "Guinea Worm Infection (Dracunculiasis)" Lưu trữ 2008-05-28 tại Wayback Machine
  • World Health Organization on Dracunculiasis
  • x
  • t
  • s
Bệnh truyền nhiễm  · Bệnh ký sinh: bệnh giun sán (Chương I ICD-10: Các bệnh truyền nhiễm và ký sinh , Danh sách mã ICD-9 001–139: bệnh truyền nhiễm và ký sinh)
Giun dẹp
Trematoda
(Trematode infection)
Schistosoma mansoni/Schistosoma japonicum/Schistosoma mekongi/Schistosoma haematobium (Schistosomiasis) · Trichobilharzia regenti (Swimmer's itch)
Liver fluke
Clonorchis sinensis (Clonorchiasis) · Dicrocoelium dendriticum/Dicrocoelium hospes (Dicrocoeliasis) · Fasciola hepatica/Sán lá gan (Fascioliasis) · Opisthorchis viverrini/Opisthorchis felineus (Opisthorchiasis)
Lung fluke
Paragonimus westermani (Paragonimiasis)
Intestinal fluke
Fasciolopsis buski (Fasciolopsiasis)  · Metagonimus yokagawai (Metagonimiasis)  · Heterophyes heterophyes (Heterophyiasis)
Cestoda
(Tapeworm infection)
Cyclophyllidea
Echinococcus granulosus/Echinococcus multilocularis (Echinococcosis) · Sán dây bò/Taenia asiatica/Sán dải lợn (Taeniasis/Cysticercosis) · Hymenolepis nana/Hymenolepis diminuta (Hymenolepiasis)
Pseudophyllidea
Diphyllobothrium latum (Diphyllobothriasis) · Spirometra erinaceieuropaei (Sparganosis) · Diphyllobothrium mansonoides (Sparganosis)
Giun tròn
(Nematode infection)
Spirurida
Camallanina
Spirurina
Filarioidea
(Filariasis)
Onchocerca volvulus (Onchocerciasis) · Loa loa (Loa loa filariasis) · Mansonella (Mansonelliasis) · Dirofilaria repens (Dirofilariasis)
Wuchereria bancrofti · Brugia malayi · Brugia timori
Thelazioidea
Gnathostoma spinigerum/Gnathostoma hispidum (Gnathostomiasis) · Thelazia (Thelaziasis)
Spiruroidea
Gongylonema
Ancylostoma duodenale/Ancylostoma braziliense (Ancylostomiasis, Cutaneous larva migrans) · Necator americanus (Necatoriasis) · Angiostrongylus cantonensis (Angiostrongyliasis) · Metastrongylus (Metastrongylosis)
Ascaridida
Giun đũa (Ascariasis· Anisakis (Anisakis) · Toxocara canis/Toxocara cati (Visceral larva migrans/Toxocariasis· Baylisascaris · Dioctophyme renale (Dioctophyme renale)
Giun lươn (Strongyloidiasis)  · Trichostrongylus (Trichostrongyliasis)
Oxyurida
Adenophorea
Trichinella spiralis (Trichinosis· Trichuris trichiura (Trichuriasis) · Capillaria philippinensis (Intestinal capillariasis) · Capillaria hepatica
Bản mẫu:Infestation navs