Cầu Hàm Rồng

Cầu Hàm Rồng là cầu đường bộ, đường sắt bắc qua sông Mã, cách thành phố Thanh Hoá 4 km về phía Bắc.

Lịch sử

Cầu Hàm Rồng cũ do Pháp xây dựng năm 1904 là cầu vòm thép không có trụ ở giữa. Cầu này bị Việt Minh phá hủy năm 1947 trong chiến dịch tiêu thổ kháng chiến. Năm 1962 cầu Hàm Rồng mới được khởi công xây dựng. Khánh thành ngày 19 tháng 5 năm 1964, cầu gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ.

Trong chiến tranh Việt Nam

Cầu Hàm Rồng bị hư hỏng nặng năm 1972 khi trúng bom laser của quân đội Mỹ

Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông rất quan trọng là cầu đường sắt duy nhất đi qua sông Mã. Đây là cây cầu rất nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam là trọng điểm của cuộc đấu tranh đánh phá và bảo vệ giao thông. Không lực Hoa Kỳ liên tục đánh phá với cường độ rất cao và với các chiến thuật khác nhau. Các đơn vị bảo vệ cầu đã chiến đấu hàng trăm trận, bắn rơi hơn 100 máy bay các loại. Không quân Việt Nam tại đây bắn rơi 4 máy bay Mỹ. Trung đoàn pháo phòng không 228 bảo vệ cầu Hàm Rồng đã bắn rơi 90 máy bay, được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân và được mang tên Đoàn Hàm Rồng. Vị thế của cầu rất đặc biệt làm cho cầu rất khó bị bom đánh trúng: tại hai đầu Bắc và Nam của cầu có hai hòn núi (núi Rồng và núi Ngọc) đã chắn hết các bom định ném xuống cầu và là nơi các lực lượng phòng không bảo vệ cầu bắn đón đầu các máy bay oanh tạc phải bay theo một hướng bắt buộc. Do vậy nên trong cuộc chiến tranh không quân lần thứ nhất của Mỹ chống miền Bắc Việt Nam từ năm 1964-1968 tuy bị đánh phá rất ác liệt nhưng Không quân Mỹ không thể ném bom trúng cầu. Chỉ đến năm 1972 ngay đợt đầu của chiến tranh không quân lần hai (bắt đầu từ ngày 16 tháng 4 năm 1972) Hoa Kỳ áp dụng bom thông minh (bom điều khiển bằng laser) đã đánh trúng cây cầu này và đã làm tê liệt hoàn toàn cầu Hàm Rồng.

Năm 1973 cầu được khôi phục lại, trụ giữa vẫn dùng lại làm móng cột ống, tháo dỡ dầm thép cũ, thay bằng 2 nhịp 80m đơn giản mà chắc chắn.

Trong văn thơ

Bài thơ "Cái cầu" của thi sĩ Phạm Tiến Duật, trích đoạn:

Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu
Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu
Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế,
Con cho mẹ xem - cho xem hơi lâu

...

Yêu hơn, cả cái cầu ao mẹ thường đãi đỗ
Là cái cầu này ảnh chụp xa xa;
Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mã
Con cứ gọi: cái cầu của cha.

Cầu Hàm Rồng ngày nay

Nữ sinh bên cầu Hàm Rồng ngày nay

Cầu Hàm Rồng ngày nay trở thành một di tích lịch sử vô giá, là một địa điểm tham quan thu hút khách du lịch mỗi khi tới thành phố Thanh Hóa. Học sinh, sinh viên thường hay lên cầu để nô đùa, ngắm cảnh hoàng hôn. Hoạt động giao thông qua lại ít, chủ yếu là phương tiện thô sơ, mỗi khi có ô tô trọng tải lớn, tàu hỏa đi qua, cầu rung lắc rất mạnh.

Đứng từ phía cầu Hàm Rồng, người ta có thể nhìn thấy dòng sông Mã cuồn cuộn chảy hùng vĩ, cầu Hoàng Long huyết mạch nối 2 miền Nam - Bắc và nhìn về một thời hoa lửa.[1]

Từ năm 2009, khởi công dự án cải tạo Cầu Hàm Rồng và cảnh quan chung quanh thành Công viên Hàm Rồng, trong "Dự án Xử lý sạt lở khẩn cấp đê hữu sông Mã, đoạn từ K39+350 – K40+742 – Thanh Hoá" (gọi tắt là Dự án Hàm Rồng).[2]

Chú thích

  1. ^ “Lịch sử Cầu Hàm Rồng”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2014.
  2. ^ Cầu Hàm Rồng Sông Mã Thanh Hóa được xây lại cải tạo đẹp khác hẳn xưa!

Liên kết ngoài

  • Website UBND Thanh Hóa Lưu trữ 2007-05-27 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
Khu du lịch Sầm Sơn
Bãi biển Sầm Sơn  · Lễ hội Sầm Sơn  · Đền Độc Cước  · Đền Cô Tiên  · Hòn Trống Mái  · Núi Trường Lệ




Các điểm
du lịch biển khác
Bãi biển Hải Hòa  · Bãi biển Hải Tiến  · Khu du lịch sinh thái Quảng Cư  · Cửa biển Thần Phù  · Lạch Bạng  · Khu du lịch Nghi Sơn  · Hòn Mê
Vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên
Điểm du lịch
sinh thái
Suối cá Cẩm Lương  · Suối cá Cẩm Liên  · Suối cá Văn Nho  · Cửa Đạt  · Am Tiên  · Động Từ Thức  · Động Kim Sơn  · Động Long Quang  · Động Tiên Sơn  · Động Ngọc Hoàng  · Hang Con Moong  · Hang Co Luồng  · Núi Nưa  · Núi Hàm Rồng  · Núi Nhồi  · Núi Nấp  · Bãi cò Tiến Nông  · Rừng Thông Đông Sơn  · Khu rừng bảo vệ cảnh quan Đền Bà Triệu  · Đèo Tam Điệp
Di tích và
di chỉ khảo cổ
Đông Sơn  · Núi Đọ  · Cồn Chân Tiên  · Khu di tích lò gốm Tam Thọ  · Di chỉ Đa Bút
Di tích lịch sử
Đền thờ Mai An Tiêm  · Đền Bà Triệu  · Đền thờ Lê Hoàn  · Đền thờ Dương Đình Nghệ  · Thành nhà Hồ  · La Thành Tây Đô  · Đàn Nam Giao nhà Hồ  · Đền Đồng Cổ  · Đền thờ Lê Lai  · Lam Kinh  · Thái miếu nhà Hậu Lê  · Phủ Trịnh và Nghè Vẹt  · Khu lăng miếu Triệu Tường  · Nhà Thờ Trạng Quỳnh  · Đền thờ Lê Văn Hưu  · Chiến khu Ba Đình  · Chiến khu Ngọc Trạo  · Bến phà Ghép  · Cụm di tích lịch sử Nam Ngạn  · Cầu Hàm Rồng  · Cầu Đò Lèn  · Nghè Xuân Phả
Di tích
tôn giáo, tín ngưỡng
Đền Sòng  · Phủ Na  · Am Tiên •Phủ Sung  · Chùa Vồm  · Chùa Thanh Hà  · Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh
Làng nghề
Làng Nhồi  · Chiếu Nga Sơn  · Làng đúc đồng Trà Đông  · Làng mộc Đạt Tài
Lễ hội văn hóa
Lễ hội Sầm Sơn  · Lễ hội Lam Kinh  · Lễ hội Mường Xia  · Lễ hội Pôồn Pôông  · Lễ hội cầu ngư (Hậu Lộc)  · Lễ hội đền Sòng  · Trò Xuân Phả  · Trò Chiềng  · Dân ca, dân vũ Đông Anh  · Hò sông Mã
Ẩm thực
Nem chua Thanh Hóa  · Bánh đa nem Cầu Bố  · Bánh gai Tứ Trụ  · Bánh răng bừa  · Chè lam Phủ Quảng  · Mía đen Kim Tân  · Dừa Thanh Hóa  · Bưởi Luận Văn  · Quế Thanh  · Rượu Nga Sơn  · Gỏi nhệch Nga Sơn  · Hến làng Giàng  · Nước mắm Du Xuyên
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến một cây cầu cụ thể hoặc một nhóm các cây cầu này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s