Francis Rawdon-Hastings, Hầu tước thứ nhất xứ Hastings

The Most Honourable
Hầu tước Hastings
KG, PC
Tập tin:Portrait of Francis Rawdon.PNG
Chức vụ
Nhiệm kỳ04/10/1813 – 09/01/1823
Tiền nhiệmLãnh chúa Minto
Kế nhiệmJohn Adam
toàn quyền tạm thời
Thống đốc Malta
Nhiệm kỳ22/03/1824 – 28/11/1826
Tiền nhiệmHon. Thomas Maitland
Kế nhiệmAlexander George Woodford
As Thống đốc tạm thời
Thông tin chung
Quốc tịchVương quốc Anh
Sinh09/12/1754
Hạt Down, Vương quốc Ireland
Mất28/11/1826
Ngoài khơi Naples
Cha mẹJohn Rawdon, Bá tước thứ nhất của Moira
Elizabeth Hastings, Nữ Nam tước thứ 13 của Hastings
Con cái6
Binh nghiệp
Phục vụQuân đội Anh
Cấp bậcGeneral
Chỉ huyTổng tư lệnh của Ấn Độ
Tham chiếnChiến tranh cách mạng Mỹ
Chiến tranh Liên minh thứ nhất
Chiến tranh Anh-Napoli
Chiến tranh Anh-Maratha lần thứ ba

Francis Edward Rawdon-Hastings, Hầu tước thứ nhất của Hastings (09/12/1754 - 28/11/1826) là một quý tộc, quân nhân, chính khách người Anh gốc Ireland, từng là Toàn quyền Ấn Độ từ năm 1813 đến năm 1823. Trong Chiến tranh Cách mạng MỹChiến tranh Liên minh thứ nhất, ông đã phục vụ như một quân nhân trong Lực lượng vũ trang Anh. Ông lấy thêm họ "Hastings" vào năm 1790 theo ý muốn của người chú ruột, Francis Hastings, Bá tước thứ 10 của Huntingdon.[1]

Từ khi mới sinh ra cho đến năm 1762, Francis Rawdon đã được gắn kính ngữ "The Honorable" trước tên. Từ năm 1762 đến 1783 ông được gọi là "Lãnh chúa Rawdon". Từ năm 1793 đến 1816, ông nhận tước hiệu Bá tước xứ Moira.

Cuộc sống đầu đời

Hastings sinh ra tại Moira, Hạt Down, Vương quốc Ireland, là con trai của John Rawdon, Bá tước thứ nhất của Moira và Elizabeth Hastings, Nữ Nam tước thứ 13 của Hastings con gái của Bá tước thứ 9 của Huntingdon.[2] Ông được rửa tội tại Nhà thờ St. Audoen, Dublin vào ngày 02/01/1755.[3] Ông lớn lên tại Moira và Dublin[4], sau đó gia nhập Quân đội Anh vào ngày 07/08/1771 với cấp bậc "Ensign" thuộc Trung đoàn bộ binh Đông Yorkshire. Kể từ thời điểm đó, cuộc đời của ông dành trọn cho việc phục vụ đất nước của mình.[4] Ông học tại Trường Harrow và sau đó trúng tuyển Đại học Oxford [1], tại đây ông trở thành bạn của Banastre Tarleton. Vào ngày 20/10/1773, ông được thăng cấp Trung uý và lên đường đến Thuộc địa Mỹ vào ngày 07/05/1774.

Tham khảo

  1. ^ a b Beevor, p. 58.
  2. ^ Chisholm 1911, tr. 53.
  3. ^ “Registers of St Audoen's Church”. Irish Genealogy. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2019.
  4. ^ a b Chisholm 1911, tr. 53–54.

Nguồn

  •  Bài viết này bao gồm văn bản từ một ấn phẩm hiện thời trong phạm vi công cộngChisholm, Hugh biên tập (1911). “Hastings, Francis Rawdon-Hastings, 1st Marquess of”. Encyclopædia Britannica. 13 (ấn bản 11). Cambridge University Press. tr. 53–55.
  • “Hastings, Francis Rawdon”. Oxford Dictionary of National Biography . Oxford University Press. doi:10.1093/ref:odnb/12568. (yêu cầu Đăng ký hoặc có quyền thành viên của thư viện công cộng Anh.)
  • Paul David Nelson (2005). Francis Rawdon-Hastings, Marquess of Hastings: Soldier, Peer of the Realm, Governor-General of India. Fairleigh Dickinson University Press. ISBN 978-0-8386-4071-5.
  • Beevor, R. J. (1931). Hastings of Hastings. Printed for Private Circulation.
  • Harrington, Jack (2010). Sir John Malcolm and the Creation of British India. New York: Palgrave Macmillan. ISBN 978-0-230-10885-1.
  • Kelly, Ronan (2009). Bard of Erin: The Life of Thomas Moore. Penguin Books.
  • Morley, Vincent (2002). Irish opinion and the American Revolution, 1760–83. Cambridge University Press.

Liên kết ngoài

  • Hansard 1803–2005: contributions in Parliament by the Marquess of Hastings
  • Ninety Six National Historic Site
  • Francis, Lord Rawdon – Colonel
  • Battle of Hobkirk's Hill
  • Rediscovering Hobkirk's Hill