Friedrich II, Tuyển hầu xứ Sachsen

Friedrich II
Chân dung của Lucas Cranach Trẻ
Tuyển hầu xứ Sachsen
Tại vịngày 4 tháng 1 năm 1428 – 7 tháng 9 năm 1464
Tiền nhiệmFriedrich I
Kế nhiệmErnst
Bá tước xứ Thuringia
Tại vị7 tháng 5 năm 1440 - 1445
Tiền nhiệmFriedrich IV
Kế nhiệmWilliam II
Bá tước xứ Meissen và Công tước xứ Sachsen
Tại vịngày 4 tháng 1 năm 1428 – 7 tháng 9 năm 1464
Tiền nhiệmFriedrich IV/I
Kế nhiệmAlbrecht IV/III
Thông tin chung
Sinh22 tháng 8 năm 1412
Leipzig, Tuyển hầu xứ Sachsen, Đế chế La Mã Thần thánh
Mất7 tháng 9 năm 1464(1464-09-07) (52 tuổi)
Leipzig, Tuyển hầu xứ Sachsen, Đế chế La Mã Thần thánh
An tángNhà thờ Meissen
Phối ngẫu
Margaret của Áo (cưới 1431)
Hậu duệAmalia, Công tước phu nhân xứ Bayern
Anna, Tuyển hầu phu nhân xứ Brandenburg
Ernst, Tuyển hầu xứ Sachsen
Albrecht, Công tước xứ Sachsen
Hedwig, Tu viện trưởng Quedlinburg
Hoàng tộcNhà Wettin
Thân phụFriedrich I, Tuyển hầu xứ Sachsen
Thân mẫuCatherine xứ Brunswick và Lunenburg
Tôn giáoCông giáo La Mã

Friedrich Hòa nhã (tiếng Đức: Friedrich, der Sanftmütige; Frederick the Gentle; 22 tháng 8 năm 1412 – 7 tháng 9 năm 1464) là Tuyển hầu xứ Sachsen (1428–1464) và là Bá tước xứ Thuringia (1440–1445). Ông là tổ tiên của cả 2 dòng Ernestine và Albertine của Nhà Wettin, vì sau cái chết của ông, lãnh thổ được chia cho 2 người con trai, trong đó, Tuyển hầu xứ Sachsen để lại cho người con trưởng là Công tử Ernst, người sáng lập ra dòng Ernestine, trong khi đó người con thứ là Công tử Albrecht được trao cho Bá quốc Meissen cùng một số quận lân cận, và là người sáng lập ra dòng Albertine.

Tiểu sử

Friedrich sinh ra ở Leipzig, là con cả trong số 7 người con của Friedrich I, Tuyển hầu xứ Sachsen, và Catherine xứ Brunswick-Lüneburg.

Sau cái chết của cha mình vào năm 1428, ông cùng các em trai là Công tử William, Công tử Henry và Công tử Sigismund tiếp quản ngai vàng Sachsen.[1] Năm 1433, người nhà Wettin cuối cùng đã ký kết hoà ước với Hussites và vào năm 1438, Friedrich đã lãnh đạo lực lượng Sachsen giành chiến thắng trong Trận Sellnitz. Cùng năm đó quốc hội liên bang đầu tiên của Sachsen được thành lập. Quốc hội nhận được quyền họp cùng nhau trong trường hợp có những đổi mới trong các vấn đề tài chính mà không cần người cai trị triệu tập.

Cũng trong năm 1438, người ta quyết định rằng Friedrich, được công nhận là tuyển đế hầu, được quyền bỏ phiếu đại diện cho Sachsen chọn ra Hoàng đế La Mã Thần thánh, điều này đồng nghĩa với việc, đối thủ của ông là Bernard IV, công tước xứ Saxe-Lauenburg bị truất quyền tuyển đế hầu. Friedich sau đó đã ủng hộ Albrecht II để được đảm bảo quyền tuyển đế hầu của mình, hai năm sau ông tiếp tục dùng là phiếu của mình ủng hộ Friedrich III lên ngôi hoàng đế.[1]

Ernst, Tuyển hầu xứ Sachsen (1464–1486), Friedrich II, Tuyển hầu xứ Sachsen (1428–1464) và Albrecht III, Công tước xứ Sachsen (1486–1500); Fürstenzug, Dresden, Đức

Sau cái chết của người đồng cai trị là Henry vào năm 1435, và Sigismund buộc phải từ bỏ quyền cai trị và trở thành giám mục vàonăm 1440, Friedrich và William đã phân chia tài sản Sachsen. Trong Phân khu Altenburg năm 1445, William III nhận được phần Thuringia và Frankish, còn Friedrich nhận phần phía Đông của công quốc. Các mỏ vẫn là tài sản chung. Tuy nhiên, tranh chấp về việc phân chia tài sản đã dẫn đến Chiến tranh huynh đệ tương tàn Sachsen vào năm 1446, cuộc chiến này chỉ kết thúc vào ngày 27 tháng 1 năm 1451 với một hòa ước được ký kết tại Naumburg.[2] Trong Hiệp ước Eger năm (1459), Tuyển đế hầu Friedrich, Công tước William III và vua Bohemia George của Podebrady đã ấn định biên giới giữa Bohemia và Sachsen, ở độ cao của Dãy núi Ore (tiếng Đức: Erzgebirge) và giữa sông Elbe mà vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Do đó, nó được xem là biên giới lâu đời nhất còn tồn tại của châu Âu.

Friedrich II xứ Sachsen

Sau cái chết của Friedrich, ở Leipzig, cả hai con trai của ông là ErnstAlbrecht, lần đầu tiên cùng nhau nắm quyền quản lý chính quyền. Sau khi Công tước William III qua đời năm 1482 mà không có con thừa tự, Thuringia quay trở lại dòng dõi của Friedrich. Đến năm 1485, Hiệp ước Leipzig được ký kết giữa 2 anh em để phân chia tài sản của Sachsen, người anh cả Ernst tiếp nhận chức tuyển đế hầu và lập ra dòng Ernestine còn người em tiếp nhận bá quốc Meissen và các quận lân cận và sáng lập ra dòng Albertine.

Gia đình và hậu duệ

Tại Leipzig, Tuyển hầu xứ Sachsen vào ngày 3 tháng 6 năm 1431, Friedrich kết hôn với Margaret của Áo, con gái của Ernst, Công tước Áo và Cymburgis xứ Masovia.[3] Họ có 8 người con:

  • Công nữ Amalia (Meissen, 4 tháng 8 năm 1436 – Rochlitz, 19 tháng 10 năm 1501), kết hôn vào ngày 21 tháng 3 năm 1452 với Ludwig IX, Công tước xứ Bayern.
  • Công nữ Anna (Meissen, 7 tháng 3 năm 1437 – Neustadt am Aisch, 31 tháng 10 năm 1512), kết hôn vào ngày 12 tháng 11 năm 1458 với Albrecht III Achilles, Tuyển hầu xứ Brandenburg[3]
  • Công tử Friedrich (Meissen, 28 tháng 8 năm 1439 – Meissen, 23 tháng 12 năm 1451).
  • Công tử Ernst (Meissen, 24 tháng 3 năm 1441 – Colditz, 26 tháng 8 năm 1486).
  • Công tử Albrecht (Grimma, 31 tháng 7 năm 1443 – Emden, 12 tháng 9 năm 1500).
  • Công nữ Margaret (Meissen?, 1444 – Seusslitz?, khoảng ngày 19 tháng 11 năm 1498), Tu viện trưởng Seusslitz.
  • Công nữ Hedwig (Meissen?, 31 tháng 10 năm 1445 – Quedlinburg, 13 tháng 6 năm 1511), Tu viện trưởng Quedlinburg (1458).[4]
  • Công tử Alexander (Meissen, 24 tháng 6 năm 1447 – Meissen, 14 tháng 9 năm 1447).

Tháng 7 năm 1455, chứng kiến Prinzenraub, với nỗ lực của một hiệp sĩ tên là Kunz von Kaufungen nhằm bắt cóc các con trai của Friedrich là Ernst và Albrecht. Mang họ đi từ Altenburg, Kunz đang trên đường đến Bohemia thì âm mưu vô tình bị phát hiện và các Công tử được giải cứu.[1]

Tổ tiên

Tổ tiên của Friedrich II, Tuyển hầu xứ Sachsen
16. Friedrich I, Bá tước xứ Meissen
8. Friedrich II, Bá tước xứ Meissen
17. Elisabeth von Lobdeburg-Arnshaugk
4. Friedrich III, Bá tước xứ Thuringia
18. Ludwig IV của Thánh chế La Mã
9. Matilde xứ Bayern
19. Beatrix xứ Świdnica
2. Friedrich I, Tuyển hầu xứ Sachsen
20. Berthold VII, Count of Henneberg-Schleusingen
10. Heinrich VIII xứ Henneberg-Schleusingen
21. Adelheid of Hesse
5. Catherine xứ Henneberg
22. Herman, Margrave of Brandenburg-Salzwedel
11. Judith xứ Brandenburg-Salzwedel
23. Anna of Austria
1. Friedrich II, Tuyển hầu xứ Sachsen
24. Magnus the Pious, Duke of Brunswick-Lüneburg
12. Magnus II, Công tước xứ Brunswick-Lüneburg
25. Sophie of Brandenburg
6. Henry Nhẹ nhàng, Công tước xứ Brunswick-Lüneburg
26. Bernhard III, Prince of Anhalt-Bernburg
13. Catherine von Anhalt-Bernburg
27. Agnes of Saxe-Wittemberg
3. Catherine xứ Brunswick-Lüneburg
28. Barnim IV, Duke of Pomerania and Rügen
14. Wartislaw VI, Công tước xứ Pomerania-Barth
29. Sophie von Werle zu Güstrow
7. Sophie von Pomerania
30. John I, Duke of Mecklenburg-Stargard
15. Anna zu Mecklenburg-Stargard
31. Anna von Holstein

Tham khảo

  1. ^ a b c  Một hoặc nhiều câu trước bao gồm văn bản từ một ấn phẩm hiện thời trong phạm vi công cộngChisholm, Hugh biên tập (1911). “Frederick II., Elector of Saxony”. Encyclopædia Britannica. 11 (ấn bản 11). Cambridge University Press. tr. 60.
  2. ^ Chisholm 1911.
  3. ^ a b Hohkamp 2007, tr. 99.
  4. ^ Vollmuth-Lindenthal, Michael: Äbtissin Hedwig von Quedlinburg. Reichsstift und Stadt Quedlinburg am Ende des 15. Jahrhunderts, in: Mitteldeutsche Lebensbilder. Menschen im späten Mittelalter, Werner Freitag, Böhlau, Cologne, 2002, pages 69–88.

Nguồn

  • Hohkamp, Michaela (2007). “Sisters, Aunts, and Cousins: Familial Architectures and the Political Field in Early Modern Europe”. Trong Sabean, David Warren; Teuscher, Simon; Mathieu, Jon (biên tập). Kinship in Europe: Approaches to Long-Term Development (1300-1900). Berghahn books. tr. 91–104.
  • (tiếng Đức) Article in the ADB[liên kết hỏng]
  • (tiếng Đức) Die Wettiner
Friedrich II, Tuyển hầu xứ Sachsen
Sinh: 22 tháng 8, 1412 Mất: 7 tháng 9, 1464
Tước hiệu
Tiền nhiệm
Friedrich I
Tuyển hầu xứ Sachsen
1428–1464
Kế nhiệm
Ernst
Công tước xứ Sachsen
Bá tước xứ Meissen

1428–1464
Kế nhiệm
Albrecht
Tiền nhiệm
Friedrich IV
Bá quốc Thuringia
1440–1445
Kế nhiệm
Wilhelm III