Ngày Hiến Máu Thế giới

Ngày Hiến Máu Thế giới
Ngày Hiến Máu Thế giới
Lễ kỷ niệm Ngày Hiến Máu Thế giới năm 2014
Tên chính thứcWorld Blood Donor Day
Tên gọi khácWBDD
Cử hành bởiCác thành viên LHQ
Ngày14 tháng 6
Hoạt độngLiên Hợp Quốc
Tổ chức Y tế Thế giới
Cử hànhNâng cao nhận thức về hiến máu
Tần suấthàng năm

Ngày Hiến Máu Thế giới, viết tắt là WBDD (World Blood Donor Day) là ngày 14 tháng 6, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất năm 2004 và được Liên Hợp Quốc tán thành. Sự kiện cổ vũ nâng cao nhận thức về sự cần thiết hiến máu và chế phẩm máu an toàn, và cảm ơn các nhà tài trợ hiến máu, quà tặng cuộc sống tiết kiệm tự nguyện của họ về máu.[1]

Năm 2005, tại Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 58, Ngày Hiến máu Thế giới ra đời và trở thành sự kiện thường niên toàn cầu để tôn vinh những người hiến máu.[2]

Ngày 14/6 cũng là ngày sinh của Giáo sư Karl Landsteiner, người đã phát hiện ra hệ thống nhóm máu ABO vào năm 1900. Phát hiện này là đóng góp quan trọng cho lĩnh vực y học, giúp cho việc truyền máu an toàn và hiệu quả hơn.[3]

Ngày Hiến Máu Thế giới là một trong tám chiến dịch y tế công cộng toàn cầu chính thức Tổ chức Y tế Thế giới.[4]

Lịch sử[5]

Lịch sử hiến máu có từ xa xưa. Trong lịch sử, bác sĩ người Anh Richard Lower được nhớ đến nhiều nhất với công trình tiên phong về truyền máu và chức năng của hệ thống tim phổi, mà ông đã mô tả trong cuốn sách 'Tractatus de Corde'.

Vị bác sĩ này là người đầu tiên thử nghiệm khoa học hiến máu với động vật. Ông đã thành công trong việc truyền máu cho động vật (truyền máu từ chú chó này sang chú chó khác mà các chú chó này không gặp phải tác dung phụ đáng kể nào).

Năm 1930, nhà miễn dịch học người Mỹ gốc Áo Karl Landsteiner được trao giải Nobel Y học cho những công trình nghiên cứu về nhóm máu và phát triển hệ thống truyền máu hiện đại.

Mục đích

Mục đích của Ngày thế giới dành cho người hiến máu không phải để vận động được nhiều người hiến máu vào dịp này mà là để kêu gọi các quốc gia, kêu gọi cộng đồng hãy ghi nhận và tổ chức các sự kiện nhằm tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của những người đã hiến máu, họ là những người bình thường, nhưng đối với người bệnh, họ là những Người anh hùng - đã hiến tặng cho người bệnh, cho cuộc sống hai món quà vô giá – đó là máu và thời gian dành để đi hiến máu. Chính nhờ những món quà này, những nghĩa cử này mà hằng năm trên thế giới có hàng trăm triệu lượt người được cứu sống nhờ có máu để truyền.[6]

Thống kê[7]

Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ 171 quốc gia vào năm 2018, có 118,5 triệu đơn vị máu được hiến tặng trên toàn cầu. Kết quả này tăng 12,3 triệu đơn vị máu so với 10 năm trước đó (2008). Tỷ lệ hiến máu tình nguyện (HMTN) là 82,8% (tương đương 78,8 triệu đơn vị máu); trong đó, có 79 quốc gia đạt được tỷ lệ HMTN trên 90%.[7]

Tham khảo

  1. ^ World Blood Donor Day (WHA58.13). Retrieved 11/05/2015.
  2. ^ “Nguồn gốc, ý nghĩa Ngày Hiến máu Thế giới”. Báo Sức khỏe và Đời sống. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ “Tổng hợp các ngày lễ trong tháng 6 bạn cần biết”. VOH - Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ World Blood Donor Day 2015: Thank you for saving my life WHO campaigns. Retrieved 11/05/2015.
  5. ^ https://suckhoedoisong.vn (14 tháng 6 năm 2023). “Nguồn gốc, ý nghĩa Ngày Hiến máu Thế giới và những lợi ích sức khỏe bất ngờ khi hiến máu”. suckhoedoisong.vn. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
  6. ^ “Ngày Thế giới dành cho người hiến máu (14/6)”. VOH. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
  7. ^ a b “20 năm Ngày Quốc tế người hiến máu 14/6”. Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. 13 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.

Xem thêm

Liên kết ngoài

  • World Blood Donor Day 2017 (USA)
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s