Tín hiệu Wow!

Tín hiệu Wow! được ghi lại là "6EQUJ5". Bản in gốc có chữ "Wow!" viết tay của Ehman được Ohio History Connection lưu giữ.[1]

Tín hiệu Wow! là một tín hiệu vô tuyến băng tần hẹp mạnh dài 72 giây được Kính viễn vọng vô tuyến Đại học Tiểu bang Ohio (biệt danh là "Big Ear") của Đại học Tiểu bang Ohio phát hiện vào ngày 15 tháng 8 năm 1977. Tín hiệu Wow! dường như đến từ hướng của chòm sao Nhân Mã. Một số người cho rằng tín hiệu Wow! có thể là dấu hiệu của sự sống ngoài Trái Đất, do đó, tín hiệu này sau đó được sử dụng để hỗ trợ tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái Đất.

Vài ngày sau khi dữ liệu được ghi lại, nhà thiên văn học Jerry R. Ehman đã phát hiện ra tín hiệu bất thường này. Ehman đã rất ngạc nhiên với tín hiệu này đến nỗi ông đã khoanh vào bản in dữ liệu đoạn "6EQUJ5" và viết "Wow!" bên cạnh, từ đó tên "Wow!" được sử dụng rộng rãi cho tín hiệu này.

Kể từ khi được phát hiện, tín hiệu Wow! đã không được phát hiện thêm bất chấp nhiều nỗ lực sau đó của Ehman và những người khác. Một số giả thuyết đã được đưa ra để giải thích về nguồn gốc của tín hiệu này, bao gồm các nguồn tự nhiên và nhân tạo, nhưng không có giả thuyết nào giải thích thỏa đáng về nguồn gốc của tín hiệu.

Bối cảnh

Trong một bài báo năm 1959, nhà vật lý Philip Morrison và Giuseppe Cocconi của Đại học Cornell suy đoán rằng bất kỳ nền văn minh ngoài Trái Đất nào liên lạc qua tín hiệu vô tuyến đều có thể sử dụng tín hiệu vô tuyến có tần số 1.420 megahertz (vạch quang phổ 21 cm) vốn được hydro – nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ do đó có thể quen thuộc với tất cả các nền văn minh có công nghệ tiên tiến – phát ra tự nhiên.[2]

Năm 1973, sau khi kết thúc một cuộc khảo sát rộng rãi về các nguồn vô tuyến ngoài thiên hà, Đại học Tiểu bang Ohio đã thực hiện một chương trình tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái Đất (SETI) sử dụng Kính viễn vọng vô tuyến Đại học Tiểu bang Ohio (biệt danh là "Big Ear"). Đây là chương trình SETI quy mô đầy đủ dài nhất trong lịch sử.[3] Kính viễn vọng vô tuyến Đại học Tiểu bang Ohio được đặt gần Đài thiên văn Perkins trong khuôn viên Đại học Ohio Wesleyan ở Delaware, Ohio.[4][5]

Năm 1977, Ehman làm việc tại dự án SETI với tư cách tình nguyện viên; công việc của ông liên quan đến việc phân tích bằng tay một lượng lớn dữ liệu được xử lý bằng máy tính IBM 1130 và ghi lại trên giấy in dòng. Trong khi xem xét dữ liệu được thu thập vào ngày 15 tháng 8 lúc 22:16 EDT (02:16 UTC), ông đã phát hiện ra một loạt giá trị về cường độ và tần số tín hiệu kỳ lạ khiến ông và các đồng nghiệp phải kinh ngạc.[2] Sự kiện này sau đó đã được người đứng đầu đài quan sát ghi lại chi tiết kỹ thuật.[6]

Đo đạc tín hiệu

Biểu đồ cường độ tín hiệu theo thời gian.

Dãy 6EQUJ5 thường bị hiểu lầm là thông điệp được mã hóa trong tín hiệu vô tuyến, nhưng trên thực tế dãy này thể hiện sự thay đổi cường độ của tín hiệu theo thời gian. Tín hiệu này dường như là sóng liên tục không điều chế (unmodulated continuous wave), mặc dù bất kỳ tín hiệu điều chế nào có thời gian dưới 10 giây hoặc dài hơn 72 giây sẽ không thể được phát hiện.[7][8]

Tham khảo

  1. ^ Wood, Lisa (3 tháng 7 năm 2010). “WOW!”. Ohio History Connection Collections Blog. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2016.
  2. ^ a b Kiger, Patrick J. (21 tháng 6 năm 2012). “What is the Wow! signal?”. National Geographic Channel. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2016.
  3. ^ “Big Ear Radio Observatory – Big Ear Entered in Guinness Book of Records”. www.bigear.org. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2021.
  4. ^ “Big Ear Radio Observatory – Ohio History Central”. ohiohistorycentral.org. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2021.
  5. ^ “Radio Astronomy and SETI – Big Ear Radio Observatory Memorial Website”. www.bigear.org. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2021.
  6. ^ John Kraus, Director, Ohio State Radio Observatory 31, January 1994, "The Tantalizing WOW! Signal", Copy of letter to Carl Sagan containing an unpublished paper describing the event.
  7. ^ Shuch, H. Paul (9 tháng 11 năm 1996). “SETI Sensitivity: Calibrating on a Wow! Signal”. SETI League. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2016.
  8. ^ Ehman, Jerry R. (2011). Shuch, H. Paul (biên tập). Searching for Extraterrestrial Intelligence: SETI Past, Present, and Future (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 59. ISBN 9783642131967.

Liên kết ngoài

  • Ehman, J. R. (2007). The Big Ear Wow! Signal (30th Anniversary Report).
  • Location on Google Sky.
  • 9 tháng 6 năm 2009+21%3A04%3A25&jd=2454992.37807&deepm=6.5&consto=on&limag=99.0&starn=on&starnm=99.0&starb=on&starbm=99.0&showmb=-1.5&showmd=6.0&imgsize=800&scheme=1&elements= location on YourSky.
  • x
  • t
  • s
Khái niệm
Kính viễn vọng vô tuyến
(List)
Individual telescopes
  • RATAN-600 Radio Telescope (Russia)
  • Kính viễn vọng hình cầu khẩu độ 500 mét (FAST, China)
  • Đài quan sát Arecibo (Puerto Rico, US)
  • Caltech Submillimeter Observatory (CSO, US)
  • Effelsberg Telescope (Germany)
  • Large Millimeter Telescope (Mexico)
  • Yevpatoria RT-70 (Russia)
  • Galenki RT-70 (Russia)
  • Suffa RT-70 (Uzbekistan)
  • Green Bank Telescope (West Virginia, US)
  • Lovell Telescope (UK)
  • Ooty Telescope (India)
  • UTR-2 decameter radio telescope (Ukraine)
  • Sardinia Radio Telescope (Italy)
  • Trung tâm không gian sâu Usuda (Japan)
  • Qitai Radio Telescope (China)
Southern Hemisphere
HartRAO (South Africa)
Đài thiên văn Parkes (Australia)
Warkworth Radio Astronomical Observatory (NZ)
Interferometers
  • Allen Telescope Array (ATA, California, US)
  • Atacama Large Millimeter Array (ALMA, Chile)
  • Australia Telescope Compact Array (ATCA, Australia)
  • Australian Square Kilometre Array Pathfinder (ASKAP, Australia)
  • Canadian Hydrogen Intensity Mapping Experiment (CHIME, Canada)
  • Combined Array for Research in Millimeter-wave Astronomy (CARMA, California, US)
  • European VLBI Network (Europe)
  • Kính thiên văn Chân trời sự kiện (EHT)
  • Green Bank Interferometer (GBI, West Virginia, US)
  • Giant Metrewave Radio Telescope (GMRT, India)
  • Korean VLBI Network (KVN, South Korea)
  • Low-Frequency Array (LOFAR, Netherlands)
  • MeerKAT (South Africa)
  • Large Latin American Millimeter Array (LLAMA, Argentina/Brazil)
  • Murchison Widefield Array (MWA, Australia)
  • Multi-Element Radio Linked Interferometer Network (MERLIN, UK)
  • Molonglo Observatory Synthesis Telescope (MOST, Australia)
  • Northern Cross Radio Telescope (Italy)
  • Northern Extended Millimeter Array (France)
  • One-Mile Telescope (UK)
  • Primeval Structure Telescope (PaST, China)
  • Kính thiên văn SKA (SKA, Australia, South Africa)
  • Submillimeter Array (SMA, US)
  • Very Large Array (VLA, New Mexico, US)
  • Mảng kính thiên văn đường cơ sở dài toàn cầu (VLBA, US)
  • Westerbork Synthesis Radio Telescope (WSRT, Netherlands)
Space-based
  • Spektr-R (Russia)
  • HALCA (Japan)
Observatories
  • Algonquin Radio Observatory (Canada)
  • Haystack Observatory (US)
  • Jodrell Bank Observatory (UK)
  • Mullard Radio Astronomy Observatory (UK)
  • Đài thiên văn vô tuyến quốc gia (US)
  • Onsala Space Observatory (Sweden)
  • Special Astrophysical Observatory of the Russian Academy of Science (SAORAS, Russia)
  • Warkworth Radio Astronomical Observatory
  • Pushchino Radio Astronomy Observatory (PRAO ASC LPI, Russia)
Multi-use
  • PARL (Canada)
  • DRAO (Canada)
  • ESA New Norcia (Australia)
Nhà vật lý
Related articles
  • Cosmic microwave background radiation
  • SETI
  • Interferometry
  • Radio propagation
  • Aperture synthesis
  • Wow! signal
  • Radio signal from HD 164595
  • Pulsar timing array
  • Optical astronomy
  • Submillimetre astronomy
  • Infrared astronomy
  • High-energy astronomy
  • Gravitational-wave astronomy
  • x
  • t
  • s
Sự kiện và đối tượng
  • Thiên thạch Shergotty (1865)
  • Thiên thạch Nakhla (1911)
  • Thiên thạch Murchison (1969)
  • Thí nghiệm sinh học trên tàu đổ bộ Viking (1976)
  • Allan Hills 77005 (1977)
  • ALH84001 (1984)
  • Yamato 000593 (2000)
  • Tế bào ở tầng bình lưu (2011)
  • CI1 fossils (2011)
  • Thiên thạch Polonnaruwa (2012)
Tín hiệu quan tâm
Nhầm lẫn
  • CP 1919 (chuẩn tinh bị nhầm lẫn)
  • CTA-102 (chuẩn tinh bị nhầm lẫn)
Sao
  • KIC 8462852 (dao động ánh sáng bất thường)
  • EPIC 204278916 (dao động ánh sáng bất thường)
  • VVV-WIT-07 (dao động ánh sáng bất thường)
  • HD 164595 signal (không rõ nguồn gốc)
Số khác
  • SHGb02+14a (nguồn sóng vô tuyến)
  • Wow! signal (không xác định)
  • Vụ bùng phát sóng vô tuyến nhanh (không rõ nguồn gốc)
  • BLC1 (tín hiệu sóng vô tuyến)
Sự sống trong Vũ trụ
Khả năng
sinh sống
trên hành tinh
  • Danh mục Hệ Sao có Khả năng Sinh sống Gần đó
  • Vùng có thể sinh sống được quanh sao
  • Hành tinh giống Trái Đất
  • Nước lỏng ngoài Trái Đất
  • Vùng thiên hà có thể sinh sống
  • Khả năng sinh sống trên hệ sao đôi
  • Khả năng sinh sống trên hệ sao lùn cam
  • Khả năng sinh sống trên hệ sao lùn đỏ
  • Khả năng sinh sống trên vệ tinh tự nhiên
  • Khả năng sinh sống trên hành tinh
Sứ mệnh không gian
  • Beagle 2
  • Biological Oxidant and Life Detection
  • BioSentinel
  • Curiosity rover
  • Darwin
  • Dragonfly
  • Enceladus Explorer
  • Enceladus Life Finder
  • Europa Clipper
  • ExoMars
    • Xe tự hành Rosalind Franklin
  • ExoLance
  • EXPOSE
  • Foton-M3
  • Icebreaker Life
  • Hành trình đến Enceladus và Titan
  • Laplace-P
  • Điều tra Sự sống trên Enceladus
  • Thử nghiệm Chuyến bay Liên Hành tinh Sống
  • Mars Geyser Hopper
  • Sứ mệnh trả lại mẫu sao Hỏa
  • Mars 2020
  • Northern Light
  • Xe tự hành Opportunity
  • SpaceX Red Dragon
  • Xe tự hành Spirit
  • Tanpopo
  • Titan Mare Explorer
  • Venus In Situ Explorer
  • Viking 1
  • Viking 2
Giao tiếp liên sao
Triển lãm
  • The Science of Aliens
Giả thuyết
Chủ đề liên quan