Ta Prohm

Ta Prohm
Map
Tên
Tên chính xácTa Prohm (Rajavihara)
Vị trí địa lý
Vị tríAngkor, Campuchia
Văn hóa
Vị thần chínhPrajnaparamita
Kiến trúc
Kiểu dáng kiến trúcKiến trúc Khmer
Lịch sử và sự quản lý
Ngày xây dựng1186
Người xây dựngJayavarman VII

Ta Prohm là tên gọi hiện đại của một ngôi đền tại Angkor, Campuchia, được xây theo phong cách Bayon phần lớn vào cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13, ban đầu được gọi là Rajavihara. Tọa lạc cách Angkor Thom về phía đông và nằm ở cạnh phía nam của Đông Baray gần Tonle Bati, ngôi đền này đã được thiết lập bởi vua Khmer Jayavarman VII làm một tu viện và trường học Phật giáo Đại thừa. Không giống như phần lớn đền tại Angkor, Ta Prohm đã bị bỏ quên với điều kiện như lúc mới xây: cảnh cây cối xung quanh phế tích và các khu rừng nhiệt đới bao quanh nó đã khiến nó là một trong những ngôi đền tại Angkor được du khách viếng thăm nhiều nhất.

Lịch sử

Đền do vua Jayavarman VII xây dựng năm 1189 dài 1 km, rộng 700 m, tốn 5 vạn lượng vàng, 5 vạn lượng bạc và nhiều đá quý. Sau khi lên ngôi vào năm 1181, Jayavarman VII lao vào một chương trình lớn lao là xây dựng các đền đài. Ta Prohm là một trong những ngồi đền đầu tiên được xây dựng, bia ghi là vào năm 1186. Tên đầu tiên của Ta Prohm là Rajavihara (đền Hoàng Gia). Jayavarman VIIđã xây dựng để tôn vinh hoàng tộc của mình. Hình ảnh nguyên của ngôi đền thể hiện Prajnaparamita, sự thông thái, là mô hình thờ mẹ nhà vua. Các đền ở phía Bắc và phía nam thể hiện người có uy tín của nhà vua và anh trai nhà vua. Tương tự Ta Prohm có đền thể hiện Lokesvara là một mô hình thờ cha nhà vua. Sau khi triều đại của đế chế Khmer đi xuống, đền Ta Prohm rơi vào sự quên lãng và nó được phát hiện trở lại vào đầu thế kỷ 20

Để tưởng niệm mẫu thân là Jayarajachudanami. Ngôi mộ Mẹ trong đền, bốn bức tường bằng đá có gắn kim cương. Tương truyền những đêm trăng sáng, những hạt kim cương phản chiếu rực rỡ. Khi Jayavarman VIII lên ngôi đã hủy những hình ảnh liên quan đến Phật giáo để thờ vật linh của đạo Bà La Môn. Trong suốt nhiều năm liên tiếp, đền chịu bao thăng trầm của lịch sử, quan trọng nhất là cuộc tấn công của quân đội Miến Điện và quân đội Xiêm vào cuối thế kỷ 13. Ngôi đền bị đổ nát rất nhiều dưới sự giày xéo của quân đối phương. Đền bị đổ nát, cổ vật trong đền bị quân đội Xiêm lấy mang về nước. Quan trọng nhất là những viên kim cương tại gian chính điện đã bị cậy đi mất. Hiện nay, phía trong gian chính điện vẫn còn vết tích của nơi đặt kim cương.

Hiện nay trong đền chỉ còn lingayoni. Nơi đây còn có đền "vỗ ngực" - nghe âm thanh vọng lại khi vỗ vào ngực mình. Thuở xưa nhà vua sùng đạo Phật, thường đến nơi đây những đêm rằm để cầu nguyện khi lòng còn ấm ức.

Sơ đồ bố trí

Bố trí của Ta Prhom về cơ bản là giống dạng đền "phẳng" của đền Khmer, với 5 bờ tường hình chữ nhật bao quanh điện thờ linh thiêng trung tâm. Giống như hầu hết các điện thờ Khmer, Ta Prohm hướng về phía Đông. Tường ngoài cùng có khuôn viên 1000 m × 650 m nhưng bây giờ đã bị bao phủ bởi cây cối.

  • Bản đồ chi tiết ngôi đền ta Prohm
    Bản đồ chi tiết ngôi đền ta Prohm
  • Hình thù ký quái của cây ở Ta Phrom khiến nó có sức thu hút đặc biệt
    Hình thù ký quái của cây ở Ta Phrom khiến nó có sức thu hút đặc biệt
  • Bị rừng già bao phủ và gần như bị các cây tung nuốt trọn nên số phận của đền và đền Preah Khan gần giống như nhau.
    Bị rừng già bao phủ và gần như bị các cây tung nuốt trọn nên số phận của đền và đền Preah Khan gần giống như nhau.
  • Chính nét hoang tàn, đổ nát này mà đền thu hút khách tham quan nhất
    Chính nét hoang tàn, đổ nát này mà đền thu hút khách tham quan nhất
  • Đa bóp cổ giết chết cây chủ rồi mọc lên giữa đống đổ nát trong đền.
    Đa bóp cổ giết chết cây chủ rồi mọc lên giữa đống đổ nát trong đền.
  • Cây tung bao trùm toàn bộ khu đền
    Cây tung bao trùm toàn bộ khu đền
  • Một cửa sổ điêu khắc hình tiên nữ Apsara
    Một cửa sổ điêu khắc hình tiên nữ Apsara
  • Nhờ cây tung và
    Nhờ cây tung và
  • cây Knia
    cây Knia
  • mà đền giữ lại được những bức tường thành
    mà đền giữ lại được những bức tường thành
  • nhưng có khi
    nhưng có khi
  • nó phá hủy tất cả trên đường đi của nó.
    nó phá hủy tất cả trên đường đi của nó.
  • Một bức tường thành siêu vẹo
    Một bức tường thành siêu vẹo
  • Người ta cho rằng, những chỗ trống này là nơi đặt kim cương đã bị quân Xiêm lấy đi mất.
    Người ta cho rằng, những chỗ trống này là nơi đặt kim cương đã bị quân Xiêm lấy đi mất.
  • Chỉ có những tháp thờ bên trong không bị cây phá nát.
    Chỉ có những tháp thờ bên trong không bị cây phá nát.
  • Chứ bên ngoài tường thành, hầu như cây phá nát hết
    Chứ bên ngoài tường thành, hầu như cây phá nát hết
  • Đừng tưởng lầm, cây mọc từ dưới lên rồi quấn lấy đền
    Đừng tưởng lầm, cây mọc từ dưới lên rồi quấn lấy đền
  • Thật ra, cây mọc từ trên đền xuống do chim chóc nhả hột cây rừng xuống đền, gặp điều kiện thuận lợi
    Thật ra, cây mọc từ trên đền xuống do chim chóc nhả hột cây rừng xuống đền, gặp điều kiện thuận lợi
  • Cây thả bộ rễ xuống, men theo đền rồi xuống đất
    Cây thả bộ rễ xuống, men theo đền rồi xuống đất
  • Hình ảnh một Apsara nguyên vẹn và một Apsara bị đục nát.
    Hình ảnh một Apsara nguyên vẹn và một Apsara bị đục nát.
  • Quá trình trùng tu Ta Prohm đang diễn ra.
    Quá trình trùng tu Ta Prohm đang diễn ra.

Miêu tả

Ta Prohm có ít phù điêu. Một trong các giải thích về sự thiếu hụt này là do các tác phẩm nghệ thuật bị tàn phá gởi những người bài trừ thánh tượng Hindu. Công trình đồ sộ này chia làm nhiều tháp chính, tháp phụ và các khu vực trung tâm hay gian điện thờ. Bị rừng già bao phủ và gần như bị các cây tung nuốt trọn nên số phận của đền và đền Preah Khan gần giống như nhau. Tuy nhiên, xét về mức độ tàn phá, Preah Khan bị các cây tung phá hoại nhiều hơn nên đền Preah Khan có cảm giác kỳ bí hơn rất nhiều. Nhưng do Ta Prohm nằm gần hơn Preah Khan nên được viếng thăm nhiều nhất. Ở trung tâm của các tháp thờ có các linga và yoni đặt ở giữa của chánh điện. Bên trong các tháp, gạch đá nằm ngổn ngang, và gần như công việc trùng tu ngôi đền vẫn còn đang tiếp diễn.

Tình trạng

Đền Ta Prohm bị hủy hoại bởi thời gian trong chiến tranh và bị thiên nhiên hủy hoại. Cổ thụ mọc xen lẫn bờ thành, rễ xuyên phá làm đá sụp đổ. Cảnh tượng hùng vĩ nhất chính là rễ của các cây tungkơ nia ôm gọn cả ngôi đền như nuốt trọn. Cảnh đền có vẻ điêu tàn hoang phế nên đoàn phim Hollywood đã chọn nơi đây để diễn viên Angelina Jolie đi tìm kho báu trong phim Lara Croft: Tomb Raider. Đền Ta Prohm đang được Ấn Độ tài trợ tu sửa phần nào. Các rễ cây cổ thụ khổng lồ mọc trùm lên những tòa tháp đổ nát khiến kiến trúc của ngôi đền càng thêm kỳ bí. Ngoài ra, đền Ta Prohm còn nổi tiếng với tên gọi Lăng mộ Hoàng hậu: nơi những cây cổ thụ vĩ đại bao phủ nhiều công trình tạo nên những hình thù cổ quái và hấp dẫn. Tại đây còn có một hành lang kỳ bí, đi bên trong nó, nếu đập nhẹ tay lên ngực sẽ nghe được tiếng đập vọng về rất mạnh qua những bức tường thành.

Thông tin thêm

Có tất cả hai đường để vào đền - cả hai cổng đều bắt buộc du khách đi bô để vào rất xa - du khách vào một cổng và ra một cổng - đền rất rộng lớn và đổ nát. Khu vực trùng tu du khách không thể tham quan, một số cây Tung đang có nguy cơ mục nát và ban quản lý cố gắng cứu nó bằng mọi cách.

Tham khảo

  • Michael Freeman và Claude Jacques, Ancient Angkor, River Books Ltd., Bangkok
  • Michael Freeman, Guide to Khmer temples in Thailand and Laos, River Books Ltd, Bangkok
  • Charles Higham và Rachanic Thosarat, Prehistoric Thailand, River Books Ltd, Bangkok
  • Vương Hồng Sển, Hơn nửa đời hư, Nhà xuất bản trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003

Liên kết ngoài

  • http://www.theangkorguide.com
  • x
  • t
  • s
Di tích Angkor
Di tích Angkor tại Campuchia
Angkor
Angkor Thom
Roluos
Thành trì
  • Amarendrapura
  • Mahendraparvata
  • Hariharalaya
  • Yasodharapura
  • Nokor Thom
Nơi khác
Di tích Angkor tại Thái Lan
Isan
Khorat Plateau
  • Ban Anan
  • Ban Bu
  • Ban Chan
  • Ban Chang Pi
  • Ban Plai
  • Ban Pluang
  • Ban Samor
  • Ban Sanom
  • Chom Phra
  • Don Tuan
  • Huai Thap Than
  • Khok Prasat
  • Ku Ka Sing
  • Ku San Tarat
  • Ku Suan Tang
  • Kuti Ruesi Ban Muang Khok
  • Kuti Ruesi Ban Nong Bua Rai
  • Muang Khaek
  • Muang Tum
  • Nang Ram
  • Nong Plong
  • Nong Ta Plaeng
  • Phimai
  • Phanom Wan
  • Phanom Rung
  • Phum Pon
  • Pueai Noi
  • Prang Goo
  • Prang Phom ma Tat
  • Ta Khwai
  • Ta Leng
  • Ta Muan
  • Ta Muan Tod
  • Ta Muen Thom
  • Tra Piang Tia
  • Ta Tom
  • Thamor
  • Sikhoraphum
  • Wat Chao Chan
  • Wat Dong Muang Tei
  • Wat Kampang Lang
  • Wat Prang Thong
  • Wat Sa Kampaeng Noi
  • Wat Sa Kampaeng Yai
  • Yai Ngao
Sakonnakhon Plateau
  • Ban Panna
  • Choeng Chum
  • Dum
  • Narai Cheng Weng
  • Phu Pek
Nơi khác
  • Khao Lon
  • Khao Noi
  • Mueang Sing
  • Prang Khaek
  • Prang Sam Yod
  • San Pra Kan
  • Sdok Kok Thom
  • Công viên lịch sử Sri Tep
Di tích Angkor tại Lào
Di tích Angkor tại Việt Nam
Di tích Angkor bị tranh chấp