Thuế theo tỷ lệ

Hệ thống thuế
Một khía cạnh của chính sách tài chính
Chính sách
Thu nhập chính phủ • Thu nhập thuế • Thu nhập không chịu thuế • Luật thuế • Hạng loại thuế • Ngưỡng thuế • Miễn giảm • Tín dụng • Khấu trừ • Chuyển thuế • Cắt giảm thuế • Thời gian ưu đãi thuế • Lợi thế thuế • Ưu đãi bằng thuế • Cải cách thuế • Cân đối thuế • Cạnh tranh thuế • Đánh thuế kép • Đại diện • Liên minh • Tài khoản tiết kiệm y tế • Thuế, thuế xuất nhập khẩu và thương mại
Tác động vào giá • Gánh nặng quá mức • Gánh nặng thuế • Đường cong Laffer • Thuế tối ưu • Học thuyết • Đánh thuế thu nhập mại sản tối ưu
Thu thuế
Sở thuế • Tem thuế • Định giá đánh thuế • Thu nhập chịu thuế • Quyền lưu giữ đánh thuế • Hoàn thuế • Khiên thuế • Đánh thuế theo cư trú • Điều tra thuế • Náu thuế • Tư nhân hóa • Cho thuê quyền thu thuế
Tránh thuế • Trốn thuế • Kháng thuế • Cảng tránh thuế • Buôn lậu • Chợ đen • Chuyển giá gian lận • Thuê nhân công không báo cáo • Náu thuế
Phân phối
Thuế suất • Lũy tiến • Lũy thoái • Tỷ lệ
Các loại
Trực thu • Gián thu • Theo đơn vị tính • Theo giá trị (Ad valorem) • Gián tiếp tiêu thụ • Thu nhập mại sản • Cacbon • Tiêu thụ • Cổ tức • Thuế sinh thái • George • Quà tặng • Biên lai tổng cộng • Thu nhập • Thừa kế (tài sản) • Giá trị đất • (Đất ở • Đất nông nghiệp • Đất phi nông nghiệp) • Tài nguyên • Lương bổng • Pigou • Tài sản • Bán hàng • Xa xỉ phẩm • Single • Trước bạ • Ô tô • Doanh thu • Giá trị gia tăng (VAT) • Lợi nhuận công ty • Lợi nhuận siêu ngạch • Lợi nhuận trời cho • Âm (thu nhập) • Đồng loạt • Thuế khoán (Thuế thân, Thuế lều trại) • Thuế độc thân • Thuế không con • TTĐB
Quốc tế
Giao dịch tài chính • Giao dịch tiền tệ • Tobin • Spahn • Cân bằng thuế • Hiệp ước thuế • EU FTT
Thuế nhà thờ • Tám phần nghìn • Teind • Thuế thập phân • Fiscus Judaicus • Leibzoll • Thuế đền miếu • Thuế khoan dung • Jizya • Kharaj • Khums • Nisab • Zakat
Theo quốc gia
Danh sách quốc gia theo thuế suất
Thu nhập thuế theo % GDP
Albania • Algeria • Argentina • Australia • Azerbaijan • Bangladesh • Bahamas • Bhutan • Canada • Trung Quốc • Colombia • Pháp • Đức • Hy Lạp • Iceland • Ấn Độ • Indonesia • Iran • Ireland • Israel • Italia • Nhật Bản • Kazakhstan • Litva • Namibia • Hà Lan • New Zealand • Na Uy • Pakistan • Palestin • Peru • Philippines • Nga • Singapore • Nam Phi • Thụy Điển • Thụy Sĩ • Tanzania • Vương quốc Anh • Hoa Kỳ  • Việt Nam
  • x
  • t
  • s

Thuế theo tỉ lệ (tiếng Anh: Proportional tax) là hệ thống thuế thu nhập cố định đánh vào tất cả các đối tượng có thu nhập, bất kể thu nhập của họ là bao nhiêu.[1] “Tỉ lệ” để chỉ sự phân bổ của thu nhập hay chi phí, dùng để miêu tả việc tỉ lệ sẽ duy trì ổn định (không có thay đổi “từ thấp đến cao” hay “từ cao xuống thấp” như sự thay đổi thu nhập hay tiêu dùng), trong đó thuế suất viên sẽ bằng thuế suất trung bình.[2][3]

Việc này có thể áp dụng cho từng loại thuế nói riêng và cả hệ thống thuế nói chung trong khoảng một năm, nhiều năm hoặc cả cuộc đời. Thuế theo tỉ lệ giữ nguyên sự ảnh hưởng của nó, không phụ thuộc vào khả năng chi trả và không thay đổi ảnh hưởng của nó giữa những người có kinh tế tốt hơn và những người có kinh tế kém hơn.

Thuế phẳng được định nghĩa là một hệ thống tỉ lệ thuế cố định, áp dụng với tất cả các cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân. Thuế phẳng thường được miễn giảm cho các hộ gia đình sinh sống với mức thu nhập dưới mức cần thiết đối với chức năng và quy mô của hộ gia đình. Vì vậy, thuế suất biên phẳng sẽ gắn liền với thuế lũy tiến trung bình. Thuế lũy tiến là loại thuế được sử dụng để đảm bảo rằng khi số tiền bị đánh thuế tăng lên thì thuế suất đồng thời tăng theo.[4][5][6] Ngược lại với đó là thuế lũy thoái, là khi thuế suất giảm mà số tiền chịu thuế tăng lên.

Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789) của Pháp đã cho rằng:

"Sự đóng góp chung là điều cần thiết cho sự duy trì của lực lượng công và chi trả cho phí quản lý. Điều này nên được phân phối công bằng cho tất cả công dân theo tỉ lệ tương ứng với tài chính của họ."[7]

Tỉ lệ

Thuế theo tỉ lệ trên tiêu dùng được một số cá nhân cho rằng là một loại thuế lũy thoái, khi đó, những người có thu nhập thấp thường sử dụng một phần lớn hơn của thu nhập của họ vào những khoản chi có thuế suất cao (tính toán qua một khung thời gian) nhiều hơn người có thu nhập cao. Thuế lũy thoái là khi thuế suất trung bình thấp hơn nhưng áp dụng trên thu nhập cao hơn. Khi đó, thuế suất sẽ có tỉ lệ nghịch với thu nhập. Tuy nhiên, việc tính toán này sẽ được sử dụng khi tiền thuế thu được chia không phải theo cơ sở thuế (số tiền chi) mà theo thu nhập, dẫn đến tranh cãi xảy ra. Thuế thu nhập cá nhân vốn đã theo một tỉ lệ với người có thu nhập cao hơn phải trả thuế cao hơn nhưng vẫn cùng tỉ lệ.

Nếu như thuế tiêu dùng có liên quan đến thu nhập, phần thu nhập tích lũy có thể được coi như là khoản thu nhập hoãn lại (tiêu tiền tiết kiệm vào một khoảng thời gian sau đó), tại thời điểm đó sẽ được đánh thuế sử dụng cơ sở là thu nhập. Tuy nhiên, các loại thuế tiêu dùng khác như thuế thương vụ có thể bỏ qua một số sản phẩm hoặc hoàn thuế nhằm hạn chế sự phân biệt giàu nghèo. Ở nhiều nơi, những nhu yếu phẩm thiết yếu ví dụ như thực phẩm sống, quần áo hay thuốc được miễn thuế nhằm hạn chế gánh nặng lên người có thu nhập thấp.

Tham khảo

  1. ^ Sommerfeld, Ray M., Silvia A. Madeo, Kenneth E. Anderson, Betty R. Jackson (1992), Concepts of Taxation, Dryden Press: Fort Worth, TX
  2. ^ Hyman, David M. (1990) Public Finance: A Contemporary Application of Theory to Policy, 3rd, Dryden Press: Chicago, IL
  3. ^ James, Simon (1998) A Dictionary of Taxation, Edgar Elgar Publishing Limited: Northampton, MA
  4. ^ Webster (4b): increasing in rate as the base increases (a progressive tax)
  5. ^ American Heritage Lưu trữ 2009-02-09 tại Wayback Machine (6). Increasing in rate as the taxable amount increases.
  6. ^ Britannica Concise Encyclopedia: Tax levied at a rate that increases as the quantity subject to taxation increases.
  7. ^ “Avalon Project - Declaration of the Rights of Man - 1789”. avalon.law.yale.edu. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.