Ngữ hệ Ute-Aztec

Ute-Aztec
Phân bố
địa lý
Tây Hoa Kỳ, Mexico, El Salvador
Phân loại ngôn ngữ họcMột trong những ngữ hệ chính của thế giới
Ngôn ngữ nguyên thủy:Tiếng Proto-Uto-Aztec
Ngôn ngữ con:
  • Tiếng Hopi
  • Tiếng Tübatulabal †
  • Numic
  • Serrano †
  • Cupa
  • Tarahumara
  • Cahita
  • Tiếng Opata †
  • Corachol
  • Pima
  • Nahua
ISO 639-5:azc
Glottolog:utoa1244[1]
{{{mapalt}}}
Phân bố địa lý thời kỳ tiền thuộc địa.

Phân bố địa lý hiện tại

Ngữ hệ Ute-Aztec, Ute-Aztek /ˈjuːt.æzˈtɛkən/ hoặc (hiếm khi) Ute-Nahuatl[2] là một ngữ hệ bản địa châu Mỹ, bao gồm hơn 30 ngôn ngữ khác nhau. Các ngôn ngữ Ute-Aztec chỉ được tìm thấy ở miền Tây Hoa Kỳ và Mexico. Ngữ hệ này được đặt tên theo hai ngôn ngữ nổi bật trong nhóm, đó là tiếng Ute của Utah và ngữ tộc Nahua (còn được gọi là Aztec) của Mexico.

Ngữ hệ Ute-Aztec là một trong những ngữ hệ lớn nhất châu Mỹ về số lượng người nói, số lượng ngôn ngữ và phạm vi địa lý.[3] Ngôn ngữ Ute-Aztec ở cực bắc là tiếng Shoshoni, được nói tại thành phố Salmon, Idaho, còn ngôn ngữ cực nam là tiếng Pipil ở El Salvador. Ethnologue liệt kê 61 ngôn ngữ nằm trong ngữ hệ này và tổng số người nói là 1.900.412.[4] Trong đó, khoảng 1,7-1,9 triệu người nói các ngôn ngữ Nahuatl chiếm đến 78,9%.

Ngữ hệ này được chia thành hai nhánh: nhánh phía Bắc, bao gồm tất cả các ngôn ngữ nằm trong Hoa Kỳ và nhánh phía Nam, bao gồm tất cả các ngôn ngữ nằm trong Mexico, mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về việc liệu đây có phải là cách phân loại theo phả hệ hay chỉ là cách phân loại theo địa lý. Theo kiểu phân loại này, có các nhánh chính được chấp nhận sau đây: ngữ tộc Numic (bao gồm các ngôn ngữ như tiếng Comanche và tiếng Shoshoni) và các ngôn ngữ California (trước đây được gọi là ngữ tộc Takic, bao gồm tiếng Cahuilla và tiếng Luiseño) chiếm đa số nhánh miền Bắc. Tiếng Hopi và tiếng Tübatulabal là những ngôn ngữ nằm ngoài các nhóm đó. Nhóm miền Nam được chia thành ngữ tộc Tepima (bao gồm tiếng O'odham và tiếng Tepehuá), ngữ tộc Tarahumara (bao gồm tiếng Raramuri và tiếng Guarijio), ngữ tộc Cahita (bao gồm tiếng Yaqui và tiếng Mayo), ngữ tộc Corachola (bao gồm tiếng Cora và tiếng Huichol), và ngữ tộc Nahua.

Cội nguồn của ngữ hệ Ute-Aztec được cho là ở Tây Nam Hoa Kỳ hoặc Tây Bắc Mexico. Một giả thuyết khác cho rằng ngữ hệ này có nguồn gốc từ miền nam Mexico, trong khu vực ngôn ngữ Trung Bộ châu Mỹ, nhưng chưa quá thuyết phục.

Chú thích

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Uto-Aztecan”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ “Nahuatl Family”. SIL International. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2020.
  3. ^ Caballero 2011.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFCaballero2011 (trợ giúp)
  4. ^ Ethnologue (2014). “Summary by language family”. SIL International. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2014.
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Ngữ hệ Ute-Aztec
Nhánh Bắc
Numi
  • Numi Sông Colorado (Chemehuevi, Nam Paiute, Ute)
  • Comanche
  • Kawaiisu
  • Mono
  • Northern Paiute (gồm Bannock)
  • Shoshone (gồm Gosiute)
  • Timbisha
Takic
  • Cahuilla
  • Cupeño
  • Kitanemuk
  • Luiseño-Juaneño
  • Serrano
  • Tongva
Khác
Nhánh Nam
Tepima
  • Bắc Tepehuan
  • O'odham
  • Pima Bajo
  • Southern Tepehuan
  • Tepecano
Tarahumara
  • Guarijio Thượng
  • Tarahumara
  • Tubar
  • Guarijio Hạ
Opata
  • Eudeve
  • Opata
Cahita
  • Yaqui
  • Mayo
Corachol
  • Cora
  • Huichol
Aztec
Chữ in nghiêng thể hiện ngôn ngữ tuyệt chủng
  • x
  • t
  • s
Danh sách ngữ hệ
Châu Phi
Tách biệt
  • Ả Rập
  • BANZSL
  • Pháp
  • Lasima
  • Tanzania
Châu Âu
châu Á
Tách biệt
  • Ngữ hệ BANZSL
  • Pháp
  • Đức
  • Nhật Bản
  • Thụy Điển
  • Trung Quốc
  • Ấn Độ-Pakistan
  • Ả Rập
New
Guinea

Thái
Bình
Dương
  • Amto–Musan
  • Arafundi
  • Nam Đảo
  • Baining
  • Biên Giới (Tami)
  • sông Bulaka
  • Trung Solomon
  • Doso–Turumsa
  • Đông Bird's Head – Sentani
  • Đông vịnh Geelvink
  • Đông Fly
  • Fas
  • Goilala
  • Kiwai
  • Kwomtari
  • Lakes Plain
  • Left May
  • Hạ Mamberamo
  • Mairasi
  • Mai Brat?
  • Monumbo
  • Namla–Tofanma
  • Nimboran
  • Bắc Bougainville
  • Pahoturi
  • Pauwasi
  • Piawi
  • Ramu–Hạ Sepik
  • Senagi
  • Sepik
  • Skou
  • Nam Bougainville
  • Tebera
  • Tor–Kwerba
  • Torricelli
  • Liên New Guinea
  • Tây Papua
  • Yam
  • Yawa
  • Yuat
  • Liên Fly–sông Bulaka?
  • Yele – Tây New Britain?
Tách biệt
  • Abinomn
  • Busa
  • Kaure
  • Kol
  • Kuot
  • Porome
  • Pyu
  • Taiap
  • Yalë
  • Abun?
  • Amberbaken?
  • Dem?
  • Hattam?
  • Isirawa?
  • Lepki?
  • Kapori?
  • Kosare?
  • Massep?
  • Murkim?
  • Pawaia?
  • Sulka?
  • Waia?
  • Ký hiệu Hawai'i
Úc
  • Arnhem/Đại Gunwinygu
  • Bunuba
  • sông Darwin
  • Đông Daly
  • Đông Tasmania
  • Garawa
  • Iwaidja
  • Jarrak
  • Mirndi
  • Bắc Tasmania
  • Đông Bắc Tasmania
  • Nyulnyul
  • Pama–Nyungar
  • Nam Daly
  • Tangki
  • Wagaydy
  • Tây Daly
  • Tây Tasmania
  • Worrorra
  • Yangman (Wardaman)
Tách biệt
  • Giimbiyu
  • Malak-Malak
  • Marrgu
  • Tiwi
  • Wagiman
Bắc Mỹ
  • Algic
  • Alsea
  • Caddo
  • Chimakum
  • Chinook
  • Chumash
  • Comecrudo
  • Coos
  • Eskimo–Aleut
  • Iroquois
  • Kalapuya
  • Keres
  • Maidu
  • Muskogee
  • Na-Dené
  • Palaihnih
  • Penuti cao nguyên
  • Pomo
  • Salish
  • Shasta
  • Sioux
  • Tano
  • Tsimshian
  • Uti
  • Ute-Aztec
  • Wakash
  • Wintu
  • Yokuts
  • Yukian
  • Yuman–Cochimí
  • Dené–Enisei?
  • Hok?
  • Penut?
Tách biệt
  • Chimariko
  • Haida
  • Karuk
  • Kutenai
  • Siuslaw
  • Takelma
  • Timucua
  • Waikuri
  • Washo
  • Yana
  • Yuchi
  • Zuni
  • Inuit (Inuiuuk)
  • Vùng Đồng bằng
Trung Bộ
châu Mỹ
Tách biệt
  • Vùng Đồng bằng
  • Maya
Nam Mỹ
  • Arawak
  • Arau
  • Araucania
  • Arutani–Sape
  • Aymara
  • Barbaco
  • Bororo
  • Cahuapa
  • Carib
  • Catacao
  • Chapacura
  • Charrua
  • Chibcha
  • Choco
  • Chon
  • Guaicuru
  • Guajibo
  • Jê/Gê
  • Harákmbut–Katukina
  • Jirajara
  • Jivaro
  • Kariri
  • Katembri–Taruma
  • Mascoi
  • Mataco
  • Maxakali
  • Nadahup
  • Nambikwara
  • Otomáko
  • Pano-Tacana
  • Peba–Yagua
  • Puri
  • Quechua
  • Piaroa–Saliba
  • Ticuna–Yuri
  • Timote
  • Tinigua
  • Tucano
  • Tupi
  • Uru–Chipaya
  • Witoto
  • Yabuti
  • Yanomam
  • Zamuco
  • Zaparo
  • Chimu?
  • Esmeralda–Yaruro?
  • Hibito–Cholón?
  • Lule–Vilela?
  • Đại Jê?
  • Tequiraca–Canichana?
Tách biệt
(Tồn tại đến
năm 2000)
  • Aikanã?
  • Alacalufan
  • Andoque?
  • Camsá
  • Candoshi
  • Chimane
  • Chiquitano
  • Cofán?
  • Fulniô
  • Guató
  • Hodï/Joti
  • Irantxe?
  • Itonama
  • Karajá
  • Krenak
  • Leco
  • Maku-Auari của Roraima
  • Movima
  • Mura-Pirahã
  • Nukak?
  • Ofayé
  • Puinave
  • Rikbaktsa
  • Huaorani/Waorani
  • Trumai
  • Urarina
  • Warao
  • Yamana
  • Yuracaré
  • Các hệ chữ đậm là lớn nhất về số ngôn ngữ. Các hệ chữ nghiêng đã mất hết người bản ngữ.